QUY PHẠM SẢN XUẤT
SẢN PHẨM RAU – CỦ
LỊCH SỬ TÀI LIỆU
Lần sửa đổi | Ngày sửa đổi | Nội dung sửa đổi | Ngày hiệu lực |
PHÂN PHỐI
☐ | Ban Lãnh đạo | ☐ | Bộ phận sản xuất |
☐ | Phòng Hành Chính – Kế toán | ☐ | Phòng kỹ thuật |
☐ | Kinh doanh | ☐ | Phòng quản lý chất lượng |
☐ | Ban ISO | ☐ | Bộ phận kho |
☐ | ☐ |
PHẦN 1: TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU RAU – CỦ
I. QUY TRÌNH
Tất cả các lô nguyên liệu trước khi được tiếp nhận về đều được kiểm tra xem nhà cung cấp đã đáp ứng đủ về các chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng,.. hay chưa trước khi đưa vào công đoạn tiếp theo.
II. GIẢI THÍCH
Chỉ thu mua và tiếp nhận nguyên liệu của các nhà cung cấp được phê duyệt.
Nhà cung cấp được phê duyệt: Là vùng nguyên liệu đã được đánh giá về điều kiện sản xuất rau củ. Có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Tiếp nhận nguyên liệu căn cứ theo yêu cầu về “tiêu chuẩn nguyên liệu” để lựa chọn.
III. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ
1. Kiểm tra khu chứa:
Khu nguyên liệu phải được vệ sinh dọn dẹp hàng ngày (SSOP 01– Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm), đảm bảo điều kiện đúng theo QCVN 01-09:2009/BNNPTNT Cơ sở chế biến rau quả – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Dụng cụ chứa đựng nguyên liệu phải được rửa sạch và làm ráo trước khi sử dụng (SSOP 04– Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn).
Nguyên liệu được để trong sọt nhựa và sắp xếp ngay ngắn cách xa tường tối thiểu 20cm.
– Các chất thải trong quá trình sơ chế phải được thu gom và xử lý bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm ở khu vực sản xuất, nguồn nước và sản phẩm.
2. Yêu cầu bắt buộc cho tất cả loại rau củ quả nhập kho
– Phải có hợp đồng giữa Công ty với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.
– Những nhà sản xuất hay nhà cung cấp hàng rau củ cho Công ty phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận VietGAP.
– Phải có phiếu kiểm nghiệm dư lượng của các hóa chất bảo vệ thực vật đạt dưới mức giới cho phép và giấy xét nghiệm không quá hạn 6 tháng.
3. Yêu cầu chất lượng cụ thể cho từng nhóm sản phẩm: Rau lá, Rau củ, Rau gia vị..
A. Nhóm Rau lá:
Nhóm rau ăn lá bao gồm: cải ngọt, cải bẹ xanh, cải nhún, rau dền, rau mồng tơi, rau đay, bồ ngót, rau muống, tần ô, xà lách, … muốn nhập kho phải đạt những điểm sau:
1. Sản phẩm rau phải thu hoạch đúng lúc: đúng độ già về kĩ thuật để rau được non và chiều dài đúng chuẩn: cây rau dài từ 20cm-45cm.
2. Rau có màu sắc tự nhiên, không úa, héo, không dập nát, thâm nhũn.
3. Rau không được lẫn tạp chất lạ, sâu bệnh.
4. Rau phải có nhiều lá, bề mặt lá đẹp đều để giảm thiểu tối đa tỷ lệ hao hụt.
B- Nhóm rau củ:
Nhóm rau ăn củ gồm: bầu, bí xanh, bí đỏ, cà rốt, cà chua, dưa leo, cá tím, khổ qua.. yêu cầu chất lượng của nhóm này khi nhập kho phải:
1. Sản phẩm rau củ phải được thu hoạch đúng độ chín về kĩ thuật để đảm bảo rau củ được tươi non (không già sẽ có nhiều sơ) như: bầu, bí, mướp, dưa leo, cà rốt… và đảm bảo độ chin tới của rau củ như: cà chua, bí đỏ, ớt…
2. Bề mặt của sản phẩm rau củ phải láng đẹp, không bị sâu đục lỗ, có nhiều lông măng như mướp, bầu, bí. Có màu sắc đặc trưng của sản phẩm: cà chua, ớt phải đỏ đều.
3. Rau củ phải to đều, không bị cong vẹo sẽ làm tăng tỷ lệ hao hụt.
4. Cuống của rau củ phải tươi, không được thâm nhũn.
C- Nhóm rau thơm, gia vị:
Nhóm rau thơm, gia vị bao gồm: hành lá, ngò rí, ngò gai, húng cây, kinh giới, tía tô, rau răm. yêu cầu chất lượng cho nhóm rau gia vị khi nhập kho, cụ thể:
1. Cây rau gia vị phải nhiều lá, lá to đều, đẹp, lá không bị dập úng, úa vàng.
2. Lá của cây gia vị phải non, không bị sâu hoặc lá bị xoắn.
3. Lá của cây gia vị phải có mùi thơm đặc trưng cho từng loại cây, không lẫn cây có mùi vị lạ.
4. Thực hiện thao tác.
Công nhân làm việc trong khu tiếp nhận nguyên liệu phải làm vệ sinh sạch sẽ và mang bảo hộ lao động trước khi tiếp xúc với nguyên liệu (SSOP – Vệ sinh cá nhân).
Kiểm tra cảm quan các chỉ tiêu cảm quan được kiểm tra thứ tự theo trình tự sau:
+ Kiểm tra màu sắc: Lấy mẫu, quan sát màu sắc của rau và đánh giá độ già chín đối với rau dạng quả, độ tươi non của rau ăn lá
+ Kiểm tra trạng thái rau: Đối với rau ăn quả có thể kiểm tra trạng thái bằng cách cắt ngang quả để xác định độ già của quả hoặc có thể sử dụng thiết bị đo độ cứng để kiểm tra.
+ Đối với rau ăn lá thì kiểm tra trạng thái rau qua độ mềm mại của rau, rau có bị bầm dập hay không bầm dập, độ chặt của rau (bắp cải) để xác định thời điểm rau mới thu hoạch hay đã thu hoạch lâu
– Kiểm tra định lượng: Dựa vào đơn đặt hàng của công ty cho nhà sản xuất hay nhà cung cấp để nhận số lượng. Cụ thể:
+ Hàng giao phải đảm bảo đủ số lượng theo đơn hàng
+ Khi hàng giao không đủ số lượng, chất lượng xấu phải báo cáo ngay cho tổ trưởng để kịp thời thông báo cho nhà cung cấp đổi lại hàng mới và giao hàng cho đủ số lượng theo yêu cầu.
– Bàn giao hàng cho tổ sơ chế: Sau khi đã kiểm tra cảm quan chất lượng sản phẩm, nhận đủ hàng theo số lượng theo đơn đặt hàng. Bộ phận kiểm tra hàng sẽ giao hàng rau củ sang cho tổ sơ chế hàng.
IV. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Phân công trách nhiệm
Nhân viên thu mua tổ chức thực hiện và duy trì quy phạm này, giải quyết các vấn đề phát sinh về chất lượng lô nguyên liệu không đảm bảo chất lượng.
Công nhân ở công đoạn tiếp nhận nguyên liệu chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy phạm này.
QC thu mua nguyên liệu có trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên liệu, hồ sơ xuất xứ lô hàng khi nhập.
Trưởng bộ phận QA/QC Báo cáo ban giám đốc về chất lượng nguyên liệu nhập vào.
Ban ISO:
+ Giám sát kiểm tra việc thực hiện quy phạm, kiểm tra tình trạng chất lượng và quy cách.
+ Chấn chỉnh mọi sai sót trong quá trình sản xuất.
2. Biểu mẫu giám sát
– BM.01-GMP.02 Phiếu tiếp nhận nguyên vật liệu
– Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này được Trưởng ban ISO xem xét và ký thẩm tra trong vòng 7 ngày.
V. VI PHẠM VÀ HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA
STT | Vi phạm | Hành động sữa chữa |
1 | Khu tiếp nhận nguyên liệu và kho chứa không đảm bảo vệ sinh theo QCVN 01-09:2009/ BNNPTNT Cơ sở chế biến rau quả | Nhanh chóng vệ sinh hoặc nâng cấp khu vực tiếp nhận nguyên liệu và kho chứa |
2 | Rau củ không đạt yêu cầu tiêu chuẩn nguyên vật liệu của công ty | Từ chối nhận hàng |
QC thu mua nếu phát hiện nguyên liệu không đạt yêu cầu. Từ chối không tiếp nhận nguyên liệu và báo cáo trưởng bộ phận QC/QA kịp thời xử lý.
VI. THẨM TRA
Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này phải được bộ phận ISO thẩm tra.
VII. HỒ SƠ LƯU TRỮ:
Tất cả hồ sơ ghi chép: (BM.01-GMP.02 Phiếu tiếp nhận nguyên vật liệu).đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Công ty ít nhất 03 năm.
PHẦN 2: CẮT GỌT LOẠI BỎ PHẦN THỪA
Gọt vỏ, bỏ ruột và lá sâu úa
I. QUI TRÌNH
– Các loại củ được loại bỏ phần cuống, những phần không sử dụng được.
– Rau ăn lá, rau gia vị được cắt bỏ gốc, rễ, loại bỏ lá sâu, lá vàng, lá bị dập.
II. GIẢI THÍCH
– Loại bỏ phần không sử dụng trên rau là công đoạn đầu tiên khi sơ chế rau, nhằm mục đích loại bỏ phần lá úa, héo, rễ, gọt vỏ (nếu cần thiết)… tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn sau.
– Sơ chế theo yêu cầu của khách hàng
– Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sau đó và bảo quản
– Loại bỏ những phần có tiềm ẩn nguy cơ gây hỏng sản phẩm.
III. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ
1. Kiểm tra điều kiện sản xuất:
– Do nhân viên phụ trách sản xuất thực hiện trước khi vào ca sản xuất.
– Các dụng cụ thiết bị sử dụng phải đảm bảo vệ sinh trước khi sử dụng.
– Theo nguyên tắc một chiều không nhiễm bẩn.
– Vật dụng như dao, kéo… để cắt gọt phải được làm bằng inox không gỉ.
– Công nhân: Phải đủ lao động để thực hiện sản xuất.
– Các chất thải trong quá trình sơ chế phải được thu gom và xử lý bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm ở khu vực sản xuất, nguồn nước và sản phẩm.
– Khu vực sản xuất đáp ứng yêu cầu chung về điều kiện sản xuất ( tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng…) đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT Cơ sở chế biến rau quả – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thực hiện thao tác:
Tiến hành loại bỏ phần không sử dụng trên rau theo trình tự sau:
* Bước 1: Mang đồ bảo hộ và vệ sinh cá nhân
* Bước 2: Chuẩn bị và vệ sinh các dụng cụ, thiết bị
Yêu cầu khi chuẩn bị thiết bị, dụng cụ:
– Các thiết bị, dụng cụ đã được vệ sinh đúng quy trình, đảm bảo sạch, khô ráo.
– Các thiết bị, dụng cụ hoạt động tốt và đảm bảo an toàn lao động.
* Bước 3: Loại bỏ phần cuống, rễ (nếu có)
Dùng dao cắt bỏ phần rễ, cuống nếu như rau có rễ, có cuống.
* Bước 4: Loại bỏ phần rau bị héo úa, dập nát
Dùng tay/dao hoặc kéo cắt bỏ phần rau bị hư hỏng, dập nát.
* Bước 5: Gọt vỏ (nếu có)
Đối với một số loại nguyên liệu rau dạng quả như đu đủ, bí đỏ, bí đao, mướp… thì cần tiến hành gọt vỏ trước khi cắt định hình. Thực hiện gọt vỏ theo 2 phương pháp: thủ công và cơ khí.
IV. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Phân công trách nhiệm
Nhân viên thu mua tổ chức thực hiện và duy trì quy phạm này, giải quyết các vấn đề phát sinh về chất lượng lô nguyên liệu không đảm bảo chất lượng.
Công nhân ở công đoạn tiếp nhận nguyên liệu chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy phạm này.
QC thu mua nguyên liệu có trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên liệu, hồ sơ xuất xứ lô hàng khi nhập.
Trưởng bộ phận QA/QC Báo cáo ban giám đốc về chất lượng nguyên liệu nhập vào.
Ban ISO:
+ Giám sát kiểm tra việc thực hiện quy phạm, kiểm tra tình trạng chất lượng và quy cách.
+ Chấn chỉnh mọi sai sót trong quá trình sản xuất.
2. Biểu mẫu giám sát
– BM.02-GMP.02 Phiếu giám sát công việc sơ chế
– Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này được Trưởng ban ISO xem xét và ký thẩm tra trong vòng 7 ngày.
V. VI PHẠM VÀ HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA
STT | Vi phạm | Hành động sữa chữa |
1 | Công nhân không mang bảo hộ | Nhắc nhở hoặc xử phạt nếu tái phạm |
2 | Không loại bỏ hết sâu và lá úa | Cắt và loại bỏ lại |
QA giám sát công đoạn này kiểm tra thao tác xử lý của công nhân, nếu không đạt yêu cầu phải chấn chính ngay đồng thời báo cho ban điều hành sản xuất để có biện pháp xử lý.
VI. THẨM TRA
Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này phải được bộ phận ISO thẩm tra.
VII. HỒ SƠ LƯU TRỮ:
Tất cả hồ sơ ghi chép: (BM.02-GMP.02 Phiếu giám sát công việc sơ chế).đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Công ty ít nhất 03 năm
PHẦN 3: NGÂM VÀ RỬA RAU, CỦ
I. QUI TRÌNH
Rau khi cắt gọt rau hoặc củ tiến hành ngâm liền vào nước sạch hoặc dung dịch. thời gian ngâm giao động từ 2-5 phút tùy thuộc vào mỗi loại rau củ.
Sau khi ngâm ta tiến hành rửa để loại bỏ đất, cát sạn và một phần vi sinh vật.
II. GIẢI THÍCH
Ngâm vào dung dịch nhằm hạn chế hiện tượng bị thâm đen, ổn định màu và loại trừ bớt vị khó chịu trong một số loại rau dạng quả như mướp, khổ qua, đu đủ xanh, ớt, cà chua….
Kiểm soát chặt chẽ công đoạn sơ chế, đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn, diệt khuẩn, sạch đất.
III. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ
1. Kiểm tra điều kiện sản xuất:
– Do nhân viên phụ trách sản xuất thực hiện trước khi vào ca sản xuất.
– Nguồn nước cấp: Nước sử dụng phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.
– Theo nguyên tắc một chiều không nhiễm bẩn.
– Công nhân: Phải đủ lao động để thực hiện sản xuất và đầy đủ bảo hộ lao động.
– Nhà xưởng đảm bảo các yêu cầu chung về điều kiện sản xuất ( tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng…) đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT Cơ sở chế biến rau quả – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thực hiện thao tác:
Quá trình ngâm rau vào dung dịch ngâm được tiến hành theo các bước sau:
* Bước 1: Mang đồ bảo hộ, vệ sinh cá nhân.
* Bước 2: Vệ sinh bồn ngâm, dụng cụ vớt…
* Bước 3: Chuẩn bị, vệ sinh dụng cụ pha dung dịch ngâm và ngâm rau và củ (Nếu có).
* Bước 4: Chuẩn bị dung dịch ngâm (Nếu có).
* Bước 5: Tiến hành ngâm vào nước hoặc dung dịch.
* Bước 6: Rau được ngâm theo đúng thời gian yêu cầu và lấy rau ra khỏi bồn.
* Bước 7: Rau được tiếp tục vớt qua bồn rửa 1 và bồn rửa 2 nhằm loại bỏ sạch đất cát còn bám trên rau.
Các yêu khác cầu khi ngâm và rửa:
Rau sạch hóa chất, không bị thâm đen, bầm dập, nát gãy.
Thời gian rửa lại phải tiến hành nhanh.
Bề mặt nguyên liệu ráo nước, sạch.
Không tái nhiễm đất, cát.
IV. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Phân công trách nhiệm
– Công nhân ở công đoạn phân loại chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy phạm này.
– Trưởng bộ phận QA/QC có trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy phạm này: thời gian rửa, tần suất thay nước, thao tác xử lý. Kết quả giám sát được ghi chép đầy đủ.Ban ISO:
+ Giám sát kiểm tra việc thực hiện quy phạm, kiểm tra tình trạng chất lượng và quy cách.
+ Chấn chỉnh mọi sai sót trong quá trình sản xuất.
2. Biểu mẫu giám sát
– BM.02-GMP.02 Phiếu giám sát công việc sơ chế
– Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này được Trưởng ban ISO xem xét và ký thẩm tra trong vòng 7 ngày.
V. HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA
STT | Vi phạm | Hành động sữa chữa |
1 | Sau ngâm, rửa rau cũ vẫn chưa sạch hoàn toàn | Tiến hành rửa lại |
2 | Công nhân không mang bảo hộ | Nhắc nhở hoặc xử phạt nếu tái phạm |
3 | Rau củ bị nát, gãy không còn nguyên vẹn | Tiến hành loại bỏ |
QA giám sát công đoạn này kiểm tra thao tác xử lý của công nhân, nếu không đạt yêu cầu phải chấn chính ngay đồng thời báo cho ban điều hành sản xuất để có biện pháp xử lý.
VI. THẨM TRA
Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này phải được bộ phận ISO thẩm tra.
VII. HỒ SƠ LƯU TRỮ:
Tất cả hồ sơ ghi chép: (BM.02-GMP.02 Phiếu giám sát công việc sơ chế).đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Công ty ít nhất 03 năm
PHẦN 3: XỬ LÝ ÔZÔN
I. QUY TRÌNH
Rau được đưa từ bồn rửa 2 sang bồn ngâm với nước đã được sục ôzôn.
II. GIẢI THÍCH
– Theo Quy phạm thực hành chuẩn Vietgap/GMPs đối với rau tươi, để khử trùng rau có thể thực hiện bằng cách xử lý bằng Ôzôn: Việc khử trùng rau bằng ôzôn được áp dụng cho tất cả các loại rau vì phương pháp này an toàn, đơn giản, dễ thực hiện và không để lại dư lượng trên rau.
– Tác nhân oxy hóa và tẩy uế mạnh. Rất hiệu quả trong việc diệt các loại vi khuẩn và virut, hiệu quả diệt bào tử cao.
– Loại bỏ rất tốt mùi hôi thối.
– Ít tạo thành các hợp chất clorin, halogen …, không tạo ra sản phẩm phụ độc hại.
– Không độc hại khi hòa loãng với nước.
– Rẻ tiền, không khó khăn trong việc vận chuyển và lưu trữ.
III. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ
1. Kiểm tra điều kiện sản xuất:
– Do nhân viên phụ trách sản xuất thực hiện trước khi vào ca sản xuất.
– Nguồn nước cấp: Cơ sở tự gửi mẫu nước đến phòng thử nghiệm được chỉ định/công nhận để kiểm nghiệm ít nhất mỗi quý 1 lần và 1 lần/tháng nếu được thông báo trong vùng đang có dịch tiêu hóa. Nước sử dụng phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.
– Các dụng cụ thiết bị sử dụng phải đảm bảo vệ sinh trước khi sử dụng.
– Theo nguyên tắc một chiều không nhiễm bẩn.
– Nhà xưởng đảm bảo các yêu cầu chung về điều kiện sản xuất ( tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng…) đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT Cơ sở chế biến rau quả – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Công nhân: Phải đủ lao động để thực hiện sản xuất và đầy đủ bảo hộ lao động.
Tuân thủ theo SSOP 07-Kiểm soát nguồn nước
2. Thực hiện thao tác:
Do nhân viên phụ trách sát khuẩn thực hiện:
– Kiểm tra độ đồng đều và kích cỡ trước khi đưa vào bể đã được sục ôzôn.
– Cài đặt máy sục ôzôn: Dùng tay vặn nút điều khiển đến vị trí “ON” để rửa nguyên liệu rau quả, thời gian cài đặt 10 ÷ 15 phút.
– Cho rau vào bể sục ôzôn: Cho rau vào xô/chậu/bể rửa, đổ nước ngập bề mặt rau.
– Sục ôzôn: Tiến hành sục ôzôn với nồng độ được sử dụng để khử trùng là 20 ppm thời gian 10 ÷ 15 phút.
– Sau khi sục ôzôn thì không cần tráng lại bằng nước sạch.
IV. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Phân công trách nhiệm
– Công nhân ở công đoạn này chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy phạm này.
– Quản lý chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy phạm
– Ban ISO:
+ Giám sát kiểm tra việc thực hiện quy phạm, kiểm tra tình trạng chất lượng và quy cách.
+ Chấn chỉnh mọi sai sót trong quá trình sản xuất.
+ Lập bảng thực nghiệm về thời gian
2. Biểu mẫu giám sát
– BM.03-GMP.02 Phiếu giám sát công đoạn xử lý ô zôn
– Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này được Trưởng ban ISO xem xét và ký thẩm tra trong vòng 7 ngày.
V. VI PHẠM VÀ HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA
STT | Vi phạm | Hành động sữa chữa |
1 | Thời gian sục ôzôn quá thời gian quy định | Xả thải tiến hành sục lại |
2 | Thời gian sục ôzôn ít hơn thời gian quy định | – Sục thêm nếu xác định được thời gian sục ban đầu – Xả thải tiến hành sục lại |
3 | Thời gian ngâm quá thời gian quy định | Rửa lại bằng nước sạch và không cần ngâm lại |
4 | Thời gian ngâm ít hơn thời gian quy định | Tiến hành ngâm lại |
5 | Công nhân không mang bảo hộ | Nhắc nhở hoặc xử phạt nếu tái phạm |
QA giám sát công đoạn này kiểm tra thao tác xử lý của công nhân, nếu không đạt yêu cầu phải chấn chính ngay đồng thời báo cho ban điều hành sản xuất để có biện pháp xử lý.
VI. THẨM TRA
Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này phải được bộ phận ISO thẩm tra.
VII. HỒ SƠ LƯU TRỮ:
Tất cả hồ sơ ghi chép: (BM.03-GMP.02 Phiếu giám sát công đoạn xử lý ô zôn).đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Công ty ít nhất 03 năm
PHẦN 4: ĐÓNG GÓI
I. QUY TRÌNH
– Sản phẩm được cân, bao gói theo yêu cầu của khách hàng.
– Bao bì: Sản phẩm đựng trực tiếp trong bao nhựa PE, PA, bao bì sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
– Khối lượng tịnh: 1 kg, 2 kg, 3 kg, 4 kg, 5 kg, 10kg hoặc theo nhu cầu thị trường.
II. GIẢI THÍCH
– Bao gói giúp bảo quản sản phẩm.
– Tạo mỹ quan sản phẩm.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bảo quản.
III. THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ
1. Kiểm tra điều kiện sản xuất:
– Do nhân viên phụ trách sản xuất thực hiện trước khi vào ca sản xuất.
– Làm vệ sinh sạch và giữ khô ráo khu vực bao gói, dụng cụ bao gói (bàn, rổ, cân, túi PE – PP, thùng carton, máy đóng gói).
– Túi bao bì phải phù hợp QCVN 12 -1:2011/BYT. Kiểm tra tình trạng vệ sinh, loại bỏ khuyết tật trước khi sử dụng.
– Nhiệt độ phòng bao gói duy trì ở 15 độ C
– Thiết bị cân sử dụng phải được hiệu chuẩn 2 – 3 lần/1 ngày bằng quả cân chuẩn.
– Khu vực sản xuất đáp ứng yêu cầu chung về điều kiện sản xuất ( tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng…) đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT Cơ sở chế biến rau quả – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Công nhân: Phải đủ lao động để thực hiện sản xuất và đầy đủ bảo hộ lao động.
2. Thực hiện thao tác:
– Do nhân viên đóng gói chân không thực hiện.
– Chuẩn bị bao bì đóng gói đầy đủ và trong tình trạng tốt trước khi thực hiện.
– Thiết bị đóng gói luôn trong tình trạng hoạt động tốt và được vệ sinh sạch trước và sau khi vận hành.
– Nhiệt độ sản phẩm bảo quản đúng quy định.
– Tuyệt đối không để sản phẩm tiếp xúc với bề mặt không hợp vệ sinh hoặc rơi vãi xuống nền nhà. Sản phẩm rớt xuống nền phải được xử lý như phế liệu.
– Kiểm tra độ nhạy chính xác của máy dò kim loại bằng các mẫu thử.
– Tất cả gói sản phẩm đều được đưa qua máy dò kim loại.
– Thực hiện tốt qui trình vệ sinh công nhân và dụng cụ trước, giữa và cuối ca sản xuất đúng hướng dẫn.
IV. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Phân công trách nhiệm
– Công nhân ở công đoạn liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy phạm này.
– Trưởng bộ phận QA/QC có trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy phạm này: kiểm tra thời gian bao gói, chất lượng bao bì. Kết quả giám sát được ghi đầy đủ vào biểu mẫu theo dõi công đoạn.
2. Biểu mẫu giám sát:
– BM.04-GMP.02 Phiếu giám sát công đoạn đóng gói – xuất hàng
– Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này được Trưởng ban ISO xem xét và ký thẩm tra trong vòng 7 ngày.
V. VI PHẠM VÀ HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA
STT | Vi phạm | Hành động sữa chữa |
1 | Rơi đất | Loại bỏ và rửa lại |
2 | Đóng hộp bị hở/ bao bì bị thủng | Đóng lại hộp, bao bì |
3 | Công nhân không mang bảo hộ | Nhắc nhở hoặc xử phạt nếu tái phạm |
4 | Phát hiện vật lạ trong bao bì (Kim loại, mẫu giấy…) | Loại bỏ và rửa lại |
QA giám sát công đoạn này kiểm tra thao tác xử lý của công nhân, nếu không đạt yêu cầu phải chấn chính ngay đồng thời báo cho ban điều hành sản xuất để có biện pháp xử lý.
VI. THẨM TRA
Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này phải được bộ phận ISO thẩm tra.
VII. HỒ SƠ LƯU TRỮ:
Tất cả hồ sơ ghi chép: (BM.04-GMP.02 Phiếu giám sát công đoạn đóng gói – xuất hàng).đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Công ty ít nhất 03 năm
BM.01-GMP.02
PHIẾU TIẾP NHẬN NGUYÊN VẬT LIỆU
Ngày giờ nhập | Tên thực phẩm | Nơi cung cấp | Số chứng từ, hóa đơn | Kiểm dịch / chứng nhận vng NL(Số Giấy KD) | Bao bì chứa đựng | Cảm quan (màu, mùi, vị, cấu trúc) | Có Kiểm nghiệm | ||||
Số lượng | Tên cơ sở | Địa chỉ, | Đạt | Không đạt | Đạt | Không đạt | |||||
Ngày ___ tháng ___ năm ___ Người thẩm tra |
PHIẾU GIÁM SÁT CÔNG VIỆC SƠ CHẾ
BM.02-GMP.02
Công đoạn | Số lượng | Thời gian thực hiện | Tình trạng sau khi sơ chế | Người giám sát | Ghi chú |
Cắt gọt | [ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | |||||
[ ] Đạt [ ] Không | |||||
[ ] Đạt [ ] Không | |||||
Ngâm rau | [ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | |||||
[ ] Đạt [ ] Không | |||||
[ ] Đạt [ ] Không | |||||
[ ] Đạt [ ] Không | |||||
Rửa | [ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | |||||
[ ] Đạt [ ] Không | |||||
[ ] Đạt [ ] Không |
Ngày ___ tháng ___ năm ___ Người thẩm tra |
PHIẾU GIÁM SÁT CÔNG ĐOẠN XỬ LÝ Ô ZÔN
BM.03-GMP.02
Nội dung thực hiện | Thời gian thực hiện | Đạt yêu cầu | Người giám sát | Ghi chú |
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
Sục Ôzôn | [ ] Đạt [ ] Không | |||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
Ngâm rau vào nước đã sục Ôzôn | [ ] Đạt [ ] Không | |||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không | ||||
[ ] Đạt [ ] Không |
Ngày ___ tháng ___ năm ___
Người thẩm tra
BM-04.GMP-02
PHIẾU GIÁM SÁT CÔNG ĐOẠN
ĐÓNG GÓI – XUẤT HÀNG
Loại sản phẩm: …………………..
A. Kết quả giám đóng gói Ngày: ___________
(mỗi giờ kiểm tra 1 lần đối với đóng chai / can, mỗi đợt 1 lần đối với đóng xitec)
Giờ KT | Đủ trọng lượng | Tính trạng bao gói | Cảm quan TP | Người kiểm tra | Ghi chú |
[ ] Đạt [ ] Không | [ ] Đạt [ ] Không | [ ] Đạt [ ] Không | |||
[ ] Đạt [ ] Không | [ ] Đạt [ ] Không | [ ] Đạt [ ] Không | |||
[ ] Đạt [ ] Không | [ ] Đạt [ ] Không | [ ] Đạt [ ] Không | |||
[ ] Đạt [ ] Không | [ ] Đạt [ ] Không | [ ] Đạt [ ] Không | |||
[ ] Đạt [ ] Không | [ ] Đạt [ ] Không | [ ] Đạt [ ] Không |
Số lượng đóng gói được: _____________ bao/thùng, tương ứng với ___________kg
B. Kết quả giám sát vệ sinh
Stt | Nội dung giám sát | Kết quả | Hành động sửa chữa nếu không đạt |
1 | Phương tiện vận chuyển | [ ] Đạt [ ] Không | |
2 | Khu vực xuất hàng | [ ] Đạt [ ] Không |
C. Kết quả giám sát kiểm tra hàng xuất
Stt | Khách hàng | Loại | Số lượng | Ngày sản xuất | Theo đơn hàng số | Ghi chú |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 |