KẾ HOẠCH HACCP

SẢN PHẨM RAU, CỦ

Mã số: KH HACCP 02

 

Biên soạn

Soát xét & Phê duyệt

Họ và tên

Nguyễn Ngọc Tường Linh

Võ Thị Phương

Chức danh

Phó ban ISO

Giám đốc

Chữ ký

  

Ngày

07.03.2022

07.03.2022

PHÂN PHỐI

Ban Lãnh đạo

Bộ phận sản xuất

Phòng Hành Chính – Kế toán

Phòng kỹ thuật

Kinh doanh

Phòng quản lý chất lượng

Ban ISO

Bộ phận kho

 

 

 

1. MỤC ĐÍCH

Mô tả đầy đủ các thông tin và phương pháp và kết quả phân tích thiết lập kế hoạch HACCP áp dụng cho nhóm sản phẩm rau củ được sản xuất tại Công ty.

2. PHẠM VI

  • Kế hoạch này áp dụng cho việc kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản và vận chuyển rau củ tại Công ty

  • Kế hoạch này phải được thực hiện phối hợp với chương trình SSOP (các quy phạm vệ sinh) và chương trình GMP (các quy phạm sản xuất) và các thủ tục, quy trình khác có liên quan trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Công ty để đảm bảo kiểm soát tốt các mối nguy an toàn thực phẩm đối với nhóm sản phẩm rau củ được sản xuất tại Công ty.

3. THUẬT NGỮ & ĐỊNH NGHĨA

  • Tài liệu: là tất cả những gì được viết ra nhằm mục đích hướng dẫn, quy định cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm đảm bảo công việc đó được thực hiện thống nhất theo một cách thức nhất định trong toàn Công ty.

  • Tài liệu nội bộ: là những tài liệu do Công ty tự biên soạn, phê duyệt ban hành áp dụng.

  • Tài liệu bên ngoài: là những tài liệu không do Công ty biên soạn nhưng được Công ty sử dụng.

4. NỘI DUNG

Nội dung bản kế hoạch này gồm các phần như sau:

– Mô tả sản phẩm

– Sơ đồ quy trình công nghệ và thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ

– Phân tích mối nguy

– Tổng hợp xác định CCP

– Kế hoạch HACCP

4.1 MÔ TẢ SẢN PHẨM

Stt

Đặc điểm

tả

1

Tên sản phẩm

Rau củ đã sơ chế và đóng gói

2

Nguyên liệu

Các loại rau củ nhiệt đới

3

Cách thức vận chuyển, tiếp nhận bảo quản nguyên liệu

– Nguyên liệu được vận chuyển về bằng xe tải, trong quá trình vận chuyển đảm bảo nguyên liêu không bị nhiễm bẩn

– Nguyên liệu được bảo quản ở khu vực thoáng mát, tối đa trong vòng 1h phải đưa vào sơ chế.

4

Khu vực thu hoạch nguyên liệu chính

– Nguyên liệu được trồng tại trang trại rau sạch do công ty liên kết với đối tác để sản xuất

5

Các công đoạn chế biến chính

Tiếp nhận phân loại Cắt gọt rửa xử lý ôzôn(Nếu có) Để ráo Đóng gói Vận chuyển Giao hàng

6

tả tóm tắt quy cách thành phẩm

– Rau được đóng trong bao PE trong suốt, có các lỗ thoáng khí trên bao

7

Các thành phần khác ngoài nguyên liệu chính

– Không

8

Kiểu đóng gói

– Đóng trong bao bì PE 1 kg

– Đóng trong thùng/bao bì theo yêu cầu của khách hàng

9

Điều kiện bảo quản

– Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, tránh mưa ướt

10

Điều kiện phân phối vận chuyển sản phẩm

– Sản phẩm được vận chuyển trong các xe tải chuyên dụng có thùng lạnh

11

Thời hạn sử dụng sản phẩm

Sử dụng trong ngày, hoặc 5 ngày nếu được bảo quản đúng cách

12

Thời hạn bày bán sản phẩm

01 ngày

13

Các yêu cầu ghi nhãn

Không yêu cầu ghi nhãn

14

Các điều kiện đặc biệt

Bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 1 – 4oC

15

Phương thức sử dụng

– Sử dụng làm thực phẩm hằng ngày

16

Đối tượng sử dụng

– Đại chúng

17

Các quy định yêu cầu cần tuân thủ

– QCVN 8-1:2011/BYT: Quy chuẩn Việt Nam đối với ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

– QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn Việt Nam đối với ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

– QCVN 8-3:2011/BYT: Quy chuẩn Việt Nam đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm

– 21/2014/QĐ-BKHCN Thông tư quy định về đo lường đối với lượng hàng đóng gói sẵn

– 50/2016/TT-BYT quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV trong thực phẩm

– 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết về thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

– QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

– Các yêu cầu đã thỏa thuận với khách hàng

– Các yêu cầu nêu trong công bố chất lượng

 

4.2 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ THUYẾT MINH SƠ ĐỒ

4.2.1 Sơ đồ sơ chế rau ăn lá và rau gia vị:

* Sơ đồ

* Thuyết minh sơ đồ sơ chế rau ăn lá và rau gia vị:

– Sau khi rau được kiểm tra cảm quan chất lượng và cân tổng thể số lượng theo đơn đặt hàng sẽ được đưa vào phân loại.

– Rau ăn lá, rau gia vị được cắt bỏ gốc, rễ, loại bỏ lá sâu, lá vàng, lá bị dập.

– Rau được đưa vào bồn ngâm. Ngâm trong nước khoảng 5 phút cho đất bẩn, cát sạn bong ra.

– Rau được tiếp tục vớt qua bồn rửa 1 và bồn rửa 2 nhằm loại bỏ sạch đất cát còn bám trên rau.

– Rau được đưa từ bồn rửa 2 sang bồn ngâm với nước đã được sục ozon nhằm làm cho rau tươi hơn và loại thêm dư lượng thuốc BVTV còn sót lại.

– Rau được vớt ra khay để ráo nước.

– Rau được cân và đóng gói theo từng đơn hàng của khách.

(Chi tiết xem tại GMP 02 – quy phạm sản xuất sản phẩm rau – củ)

4.2.2 Sơ đồ sơ chế rau ăn lá và rau ăn củ

* Thuyết minh:

– Rau củ sau khi được kiểm tra cảm quan chất lượng và cân tổng thể số lượng theo đơn đặt hàng sẽ được đưa vào phân loại.

– Phân loại rau củ theo kích thước lớn, nhỏ. Loại bỏ những rau củ bị sâu đục, cong vẹo.

– Cho rau củ vào bồn ngâm. Dùng bàn chải mềm cọ sát ngoài vỏ cho đất bám trôi đi.

– Rửa lại nước sạch (lần 1)

– Vớt để ráo nước.

– Gọt vỏ, bỏ ruột theo yêu cầu của đơn hàng.

– Rửa sạch lần 2: vớt để ráo rau củ.

– Cân và đóng gói theo yêu cầu của đơn hàng đặt.

(Chi tiết xem tại GMP 02 – quy phạm sản xuất sản phẩm rau – củ)

4.3 PHÂN TÍCH MỐI NGUY

Hướng dẫn nhận diện mối nguy: Lần lượt xem xét từng công đoạn sản xuất và các thành phần tham gia xác định các mối nguy sinh học, hóa học, vật lý có liên quan. Với mỗi mối nguy được nhận diện cần xác định cụ thể các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu chúng đến mức chấp nhận được.

Mức chấp nhận của các mối nguy được nhận diện dựa theo tiêu chuẩn thành phẩm công ty đã thỏa thuận với khách hàng và quy định pháp luật của thị trường tiêu thụ.

Đánh giá mức độ đáng kể của mối nguy: Việc đánh giá mức độ đáng kể của mối nguy đã nhận diện được thực hiện theo 2 khía cạnh: khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng khi xảy ra mối nguy. Tiêu chuẩn đánh giá được xác định như sau:

Điểm đánh giá

Khả năng xảy ra

Mức độ nghiêm trọng

5

Luôn luôn xảy ra

Làm chết người hoặc gây ngộ độc cấp, tích lũy, hoặc

Vi phạm pháp luật Việt nam hoặc của thị trường nhập khẩu

4

Rất thường xảy ra

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, hoặc

Khách hàng trả hàng

3

Thường xảy ra

Ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người tiêu dùng, hoặc

Khách hàng khiếu nại

2

Hiểm khi xảy ra

Ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe người tiêu dùng

1

Hầu như không xảy ra

Hầu như không có ảnh hưởng gì.

Mối nguy được xem là đáng kể khi:

– Có tích điểm đánh giá về khả năng xảy ra (KNXR) và mức độ nghiêm trọng (MĐNT) > 8 điểm, hoặc

– Có điểm đánh giá cho mức độ nghiêm trọng > 3 điểm

(Lưu ý: bảng sau có sử dụng ký hiệu với quy ước như sau:

+ SH: SINH HỌC;

+ HH: HÓA HỌC;

+ VL: VẬT LÝ.

+ A: Khả năng xảy ra

+ B: Mức độ nghiêm trọng

+ AB: “Tích điểm Khả năng xảy ra” x “Mức độ nghiêm trọng” (A x B)

+ C: Đáng kể:

+ K: Không đáng kể:

Bảng tổng hợp xác định mối nguy:

TT

Công đoạn

Mối nguy

Biện pháp kiểm soát có thể áp dụng

Đánh giá và kết luận

Tên

A

B

AB

C/K

1

Tiếp nhận nguyên liệu

 

Rau củ các loại

SH

– Vi sinh vật gây bệnh sẵn có & lây nhiễm, côn trùng

– Các loại độc tố nấm mốc sinh ra từ quá trình bảo quản không tốt

– Lựa chọn nhà cung cấp

– Kiểm tra chặt chẽ khâu tiếp nhận, chỉ nhận nguyên liệu được vận chuyển bằng phương tiện sạch

– Kiểm soát vệ sinh khâu tiếp nhận

NCC cung cấp bản test các vi sinh vật gây hại ( Coliforms, Tổng số vi sinh vật hiếu khí, E.Coli…) theo QĐ 46/2007/QĐ-BYT.

2

4

8

C

HH

– Kim loại nặng sẵn có

– Dư lượng BVTV

– Lựa chọn nhà cung cấp

Nhà cung cp phi có kết qu test các ch tiêu dư lượng TBVTV theo Thông tư s 50/2016/TT-BYT.

Nhà cung cp phi có cam kết v vic s dng TBVTV đúng hướng dn ca BNNPTNT vi chè chưa sơ chế, đóng gói.

Kim loi nng theo QĐ 46/2007/QĐ-BYT, QCVN 8-2-2011/BYT.

2

4

8

C

VL

Tạp chất sẵn có & lây nhiễm

– Kiểm soát vệ sinh khâu tiếp nhận

– Kiểm soát kỹ sản phẩm đầu vào, không chọn các sản phẩm có bao bì bị thủng, rách, xem kỹ sản phẩm theo hướng dẫn mua hàng; lựa chọn nhà cung cấp có uy tín.

3

3

9

C

 

Bao bì PE, thùng carton

SH

– VSV gây bệnh sẵn có

– Lựa chọn nhà cung cấp

1

2

2

K

HH

– Thôi nhiễm các chất độc hại, hàm lượng cặn khô

– Lựa chọn nhà cung cấp

2

4

8

C

VL

– Tạp chất sẵn có

– Kiểm soát vệ sinh khâu tiếp nhận & lựa chọn nhà cung cấp

2

2

4

K

 

Nguồn nước

SH

– Vi sinh vật gây bệnh sẵn có

– Lẫy mẫu kiểm tra định kỳ

2

2

4

K

HH

– Ô nhiễm KLN, dư lượng thuốc BVTV

– Lẫy mẫu kiểm tra định kỳ

2

2

4

K

VL

– Tạp chất sẵn có

– Lẫy mẫu kiểm tra định kỳ

2

2

4

K

2

Sơ chế

SH

– Lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng

– Kiểm soát vệ sinh khâu sơ chế

2

4

8

C

VL

– Tạp chất sẵn có

– Kiểm soát vệ sinh khâu sơ chế

3

3

9

C

3

Để ráo

SH

– Lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh, nấm mốc, côn trùng

– Kiểm soát vệ sinh

1

2

2

K

VL

– Lây nhiễm tạp chất

– Kiểm soát vệ sinh

1

2

2

K

4

Đóng gói

SH

Từ môi trường xung quanh, con người

– VSV từ máy móc và công nhân tham gia sản xuất

– Kiểm soát vệ sinh thiết bị

2

4

8

C

VL

– Lây nhiễm tạp chất

– Kiểm soát vệ sinh

– Loại bỏ ở công đoạn này

1

2

2

K

5

Xuất hàng

SH

– Lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh

– Lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh, nấm mốc, côn trùng

1

2

2

K

HH

– Không có

VL

– Lây nhiễm tạp chất

– Kiểm soát vệ sinh

1

3

3

K

4.4 XÁC ĐỊNH ĐIỂM KIỂM SOÁT TỚI HẠN (CCP)

Sơ đồ cây quyết định CCP được sử dụng như sau:

– Với mỗi mối nguy đáng kể được xác định, sử dụng cây quyết định bên dưới để xác định xem mối nguy đó có cần được kiểm soát bởi 1 CCP cụ thể hay không

4.5 Kết quả xác định CCP/OPRP

STT

Công đoạn

Mối nguy

Cây quyết định

CCP/OPRP

Loại

Tên

CH1

CH2

CH3

CH4

1

Tiếp nhận nguyên liệu

 
 

Rau củ các loại

SH

– Vi sinh vật gây bệnh sẵn có & lây nhiễm, côn trùng

– Các loại độc tố nấm mốc sinh ra từ quá trình bảo quản không tốt

C

K

C

K

CCP 01

HH

– Kim loại nặng sẵn có

– Dư lượng BVTV

C

K

C

K

CCP 02

VL

Tạp chất sẵn có & lây nhiễm

C

K

C

C

K

Bao bì

HH

– Thôi nhiễm các chất độc hại, hàm lượng cặn khô

C

K

C

K

CCP 03

2

Sơ chế

SH

– Lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh, nấm mốc, côn trùng

C

C

– GMP 02 phần Sơ chế…

– SSOP 02 Ngăn ngừa sự nhiễm chéo

– SSOP 03 Vệ sinh cá nhân

VL

Vi sinh vật gây bệnh sẵn có & lây nhiễm, côn trùng

C

C

3

Đóng gói

SH

Từ môi trường xung quanh, con người

– Vi sinh vật từ máy móc và công nhân tham gia sản xuất

C

K

C

K

SSOP 03 vệ sinh cá nhân

SSOP 01 các bề mặt tiếp xúc

4.6. THIẾT LẬP GIỚI HẠN TỚI HẠN

 

CCP

Công đoạn

Mối nguy

Các giới hạn tới hạn (ngưỡng tới hạn)

CCP-01

Tiếp nhận nguyên liệu rau

Sinh học: Vi sinh vt gây bnh sn có & lây nhim, côn trùng

– QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm

– QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

CCP-02

Tiếp nhận nguyên liệu rau

Hóa học: Kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV

  • Dư lượng thuốc BVTV theo Thông tư số 50/2016/TT-BYT.

  • Kim loại nặng theo QĐ 46/2007/QĐ-BYT, QCVN 8-2-2011/BYT

CCP-03

Tiếp nhận nguyên liệu Bao bì

Hóa học: Thôi nhiễm các chất độc hại, hàm lượng cặn khô

QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp

 

4.7. KẾ HOẠCH HACCP

 

CCP

Mối nguy đáng kể

Các giới hạn tới hạn cho từng CCP

Giám sát

Các hành động khắc phục

Hồ sơ

Thủ tục thẩm tra

Cái gì

Thế nào

Tần suất

Ai

1

Sinh học: Vi sinh vật gây bệnh sẵn có & lây nhiễm, côn trùng

– QCVN 8-3:2012/BYT

– QCVN 8-1:2011/BYT

Kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu

Yêu cầu NCC đưa ra KQTN

Mỗi lô nhập hàng/ Mỗi vụ thu

Nhân viên kiểm soát chất lượng

Trả lại nhà cung cấp; Đánh giá lựa chọn lại nhà cung cấp khác nếu không đát yêu cầu đã nêu

Phiếu kết quả thử nghiệm theo

– Trưởng ban ISO thẩm tra từng lô nguyên liệu nhập về

2

Hóa học: dư lượng thuốc BVTV

Theo mục giới hạn tới hạn nêu trên

Kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu

Yêu cầu NCC đưa ra KQTN

Mỗi lô nhập hàng/ Mỗi vụ thu

Nhân viên kiểm soát chất lượng

Trả lại nhà cung cấp; Đánh giá lựa chọn lại nhà cung cấp khác nếu không đát yêu cầu đã nêu

Phiếu kết quả thử nghiệm kim loại nặng và dư lượng thuốc BVTV

3

Hóa học: Thôi nhiễm các chất độc hại, hàm lượng cặn khô

Theo mục giới hạn tới hạn

QCVN 12-1:2011/BYT

Kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu

Yêu cầu NCC đưa ra KQTN

Từng lô hàng/ lần

Thủ kho

Trả lại nhà cung cấp; Đánh giá lựa chọn lại nhà cung cấp khác nếu không đát yêu cầu đã nêu

Phiếu kết quả thử nghiệm theo QCVN 12-1:2011 BYT